CÁC ĐỀ TÀI ĐANG TIẾN HÀNH
Hướng nghiên cứu 1: Sinh Y học Gốc tự do
- Các đề tài đang triển khai
ĐT NĐT/DE/21/28: Xây dựng mô hình dược lý và sàng lọc thuốc giảm đau có định hướng với địch là thụ thể opioid.
ĐT theo chương trình KC12: Nghiên cứu phát hiện sớm sự bùng phát của vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước lợ dựa trên nguyên lý phát quang sinh học.
ĐT: Nghiên cứu kết hợp sàng lọc in silico trên đích thụ thể viêm NLRP3 với phương pháp thực nghiệm sinh học để phát triển sản phẩm hỗ trợ điều trị gout (tiếp tục phát triển từ đề tài QG.18 giai đoạn 2018-2021)
– Số lượng sinh viên, học viên, NCS cần tuyển.
– Người phụ trách chính nhóm nghiên cứu: TS. Đỗ Minh Hà
Hướng nghiên cứu 2: Bệnh chuyển hóa, loãng xương trên mô hình cá Medaka và cá ngựa vằn
– Tên đề tài.
– Số lượng sinh viên, học viên, NCS cần tuyển.
– Người phụ trách chính nhóm nghiên cứu.
Hướng nghiên cứu 3: Hướng nghiên cứu về bệnh lý tim mạch, chuyển hóa, ung thư hướng đích ty thể
- Một số đề tài đã và đang triển khai chính:
+ Nghiên cứu, sàng lọc chất có tác dụng bảo vệ cơ tim hướng đích ty thể sử dụng mô hình thiếu máu cục bộ cơ tim trên tim chuột cô lập và tế bào tim chuột nuôi cấy, Đề tài Nafosted; mã số 106-YS.06-2016.23, 2017-2021
+ Nghiên cứu tác dụng của sản phẩm chiết từ Sâm Vũ Diệp lên tín hiệu điều hòa chuyển hóa năng lượng nội bào AMPK/PGC1α trong mô hình bệnh nhồi máu cơ tim in vitro, Đề tài Cấp ĐHQGHN; mã số QG. 22.03, 2022-2024
+ Nghiên cứu hoạt tính sinh học của cao sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) trong mô hình bệnh thiếu máu cục bộ – tái tưới máu cơ tim in vitro, Đề tài Trường ĐHSP2, C.2020.07
+ Nghiên cứu sự biến đổi một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số chỉ dấu sinh học ở quân nhân trầm cảm, Đề tài Bộ quốc phòng, 2024-nay
– Số lượng cần tuyển: sinh viên 02-03, học viên 02, NCS 01.
– Người phụ trách chính nhóm nghiên cứu: PGS.TS Vũ Thị Thu
Hướng nghiên cứu 4: Hướng nghiên cứu về sinh học phân tử người
Các đề tài đã triển khai:
- Nghiên cứu hệ protein trong exosome huyết tương của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: KLEPT.18.03 (2018-2022).
- Phân tích đa hình gen HLA liên quan đến dị ứng thuốc Carbamazepine và Allopurinol bằng kỹ thuật giải trình tự gen. Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước của Bộ KHCN ‘Nghiên cứu đa hình gen kháng nguyên bạch cầu HLA ở người Việt Nam và tạo kit xác định nguy cơ dị ứng thuốc Carbamazepine, Allopurinol’. Mã số: ĐTĐL.CN-63/19 (2019-2021).
Các đề tài đang triển khai:
- Nghiên cứu biểu hiện của RNA dài không mã hoá (lncRNA) trong mẫu mô và huyết tương của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: QG.22.02 (2022-2025).
- Nghiên cứu xác định protein trong huyết tương/ dịch não tuỷ của bệnh nhân bị bệnh thần kinh tự miễn nhằm định hướng ứng dụng trong chẩn đoán bệnh. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: QG.22.01 (2022-2025).
– Số lượng cần tuyển: sinh viên 02-03, học viên 02, NCS 01.
– Người phụ trách chính nhóm nghiên cứu: TS Nguyễn Thị Tú Linh