Hướng nghiên cứu

NHÓM NGHIÊN CỨU SINH HỌC NGƯỜI

Nhóm nghiên cứu tập trung vào việc xác định các biến đổi ở mức độ phân tử liên quan đến các bệnh ở người như ung thư, bệnh thần kinh, bệnh tự miễn và một số bệnh khác. Nhóm đã tiến hành các nghiên cứu về đa hình, đột biến DNA, biểu hiện thay đổi của RNA và các biến đổi của protein liên quan đến bệnh (đặc biệt là ung thư) sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như PCR, qPCR, giải trình tự Sanger, giải trình tự thế hệ mới (NGS), và các kỹ thuật proteomics gồm điện di hai chiều, sắc ký hai chiều, Zymography, Western Blot, khối phổ kết hợp với phân tích Tin sinh học.

Hướng nghiên cứu

(1) Nghiên cứu các biến đổi DNA và RNA liên quan đến bệnh ở người: 

  • Nghiên cứu xác định biến đổi gen (gen nhân và gen ty thể) liên quan đến một số bệnh ở người như ung thư, bệnh di truyền, động kinh… và biến đổi gen liên quan đến kháng thuốc trong điều trị.
  • Nghiên cứu một số chỉ thị sinh học không xâm lấn trong huyết tương: exosome, lncRNA, miRNA, cirRNA… và định hướng ứng dụng.

(2) Nghiên cứu proteomics trong các bệnh ở người:

  • Nghiên cứu xác định hệ protein trong huyết tương/dịch não tuỷ của bệnh nhân mắc bệnh thần kinh tự miễn và định hướng ứng dụng trong chẩn đoán bệnh. 
  • Phân tích cấu trúc của protein, mô hình hóa, docking, mô phỏng, thiết kế và sàng lọc các phân tử có thể được phát triển thành thuốc chữa bệnh.

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu

  • Thầy/cô phụ trách chính: TS. Nguyễn Thị Tú Linh
  • Các thành viên của nhóm nghiên cứu: TS. Lê Lan Phương, TS. Bùi Phương Thảo; PGS.TS Trịnh Hồng Thái (cố vấn khoa học)

Địa điểm nghiên cứu: Phòng 340, T1 và Phòng 329, T1. 

Các đề tài nghiên cứu:

  • Các đề tài đã triển khai:
  • Nghiên cứu hệ protein trong exosome huyết tương của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: KLEPT.18.03 (2018-2022).
  • Phân tích đa hình gen HLA liên quan đến dị ứng thuốc Carbamazepine và Allopurinol bằng kỹ thuật giải trình tự gen. Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước của Bộ KHCN ‘Nghiên cứu đa hình gen kháng nguyên bạch cầu HLA ở người Việt Nam và tạo kit xác định nguy cơ dị ứng thuốc Carbamazepine, Allopurinol’. Mã số: ĐTĐL.CN-63/19 (2019-2021). 

 

  • Các đề tài đang triển khai:
  • Nghiên cứu biểu hiện của RNA dài không mã hoá (lncRNA) trong mẫu mô và  huyết tương của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: QG.22.02 (2022-2025).
  • Nghiên cứu xác định protein trong huyết tương/ dịch não tuỷ của bệnh nhân bị bệnh thần kinh tự miễn nhằm định hướng ứng dụng trong chẩn đoán bệnh. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: QG.22.01 (2022-2025).

 

Bài viết liên quan