Giải Nobel 2022 – lĩnh vực Sinh lý học hoặc Y học đã được trao cho Svante Pääbo (Viện nghiên cứu Max Planck về Nhân chủng học Tiến hóa tại Leipzig, CHLB Đức) bởi “những khám phá của ông liên quan đến các hệ gen người cổ tuyệt chủng (hominins) và tiến hóa loài người”
Những câu hỏi lớn của nhân loại liên quan đến nguồn gốc của loài người (Homo sapiens):
– Chúng ta đến từ đâu?
– Mối quan hệ tiến hóa giữa loài người hiện đại và loài tổ tiên gần nhất của chúng ta là gì?
– Cái gì tạo sự độc nhất vô nhị của loài người hiện đại Homo sapiens?
Thông qua nghiên cứu tiên phong của mình, Svante Pääbo góp phần quan trọng giải đáp cho các câu hỏi lớn đó khi đã hoàn thành một nhiệm vụ dường như bất khả thi: giải trình tự hệ gen của người cổ Neanderthal; khám phá đầu tiên về sự tồn tại của người cổ Denisova và làm sáng tỏ mối quan hệ tiến hóa ở mức hệ gen với người hiện đại Homo sapiens.
Nhờ đó, lĩnh vực khoa học hệ gen học cổ sinh vật (paleogenomics) được ra đời, mở ra một giai đoạn mới cho nghiên cứu lịch sử tiến hóa loài người và ứng dụng trong sinh lý học người hiện đại.
Bài giảng đại chúng về giải Nobel 2022 lĩnh vực Sinh lý học hoặc Y học được trình bày nhằm giới thiệu về các khám phá và những đóng góp có tính đột phá của Svante Pääbo đối với nhân loại.
Thời gian: 15h, thứ Tư, ngày 16 tháng 11 năm 2022
Địa điểm: Phòng 416 nhà T1, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Người trình bày: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân
Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Kính mời Quý Thầy Cô và các em sinh viên quan tâm đến tham dự!