Môn học
Bộ môn Sinh học Tế bào tham gia giảng dạy từ bậc đại học tới bậc tiến sĩ. Các môn học và chuyên đề bao gồm:
Bậc đào tạo đại học:
Sinh học tế bào: Cấu trúc và chức năng của protein. Quá trình đường phân và lên men; Hô hấp tế bào; Màng tế bào; Các cấu trúc và sự vận chuyển nội bào; Cơ chế truyền tin trong tế bào; Bộ khung xương tế bào và sự vận động của tế bào. Sự hình thành giao tử; Sự tiến hóa hệ gen trong tế bào; Chu trình tế bào và sự phân bào; Sự bất thường trong hoạt động của tế bào và mối quan hệ với ung thư.
Sinh học phân tử: Môn học đưa ra những kiến thức cơ bản về cấu trúc genome, cấu trúc gen ở mức độ phân tử, hiểu được tính phức tạp của genome, vai trò của các thành phần ADN không mang mã di truyền và khái niệm gene, điều hòa kiểm soát hoạt động của gen trong các tế bào nhân sơ và nhân chuẩn, trong các giai đoạn sinh trưởng, biệt hoá và phát triển của cơ thể.
Sinh học phát triển: Các yếu tố phát triển trong sinh sản các loại sinh vật điển hình; Quá trình biến đổi phức tạp từ tế bào sinh dục nguyên thuỷ tới các giao tử thành thục; Các biến đổi của trứng và tinh trùng trong quá trình thụ tinh để hình thành nên hợp tử; Quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật điển hình; Cơ chế quyết định giới tính ở động vật; Tế bào gốc và sự biệt hóa thành tế bào chức năng; Quá trình điều hoà hoạt động gen trong phát triển phôi; Cơ chế của sự hình thành trục cơ thể trong quá trình phát triển phôi ở ruồi dấm và động vật có vú.
Nhập môn Công nghệ sinh học: Giới thiệu lịch sử và xu hướng phát triển, những khái niệm cơ bản và các lĩnh vực của Công nghệ Sinh học bao gồm công nghệ đỏ, công nghệ xanh, công nghệ xám và công nghệ trắng liên quan chặt chẽ đến sinh học phân tử của các chuyên ngành vi sinh vật, hóa sinh, tế bào và kỹ nghệ gen, ứng dụng của Công nghệ Sinh học phục vụ đời sống con người.
Mô học: Các loại mô trong cơ thể như biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh; nguồn gốc hình thành, sự phân bố, cấu trúc và chức năng của từng loại mô trong cơ quan trong hoạt động sống;
Đại cương di truyền ngoại gen: Cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể, những biến đổi trên các nucleotide, các acid amin của histone. Cơ chế kiểm soát cấu trúc dị nhiễm sắc, nhiễm sắc thực. Cơ chế đánh dấu hệ gen, kiếm soát hoạt động của gen theo liều gen (allen). Các khái niệm epiallen và kiểm soát biểu hiện hoạt động của các gen mức độ methyl hóa DNA, biến đổi acetyl hóa/methyl hóa histone trong biệt hóa, sinh trưởng và trả lời các tác động từ môi trường (microenvironment); các quá trình kiểm soát hoạt động của gen (phiên mã, dịch mã) dưới sự kiểm soát của các loại RNA không mang mã di truyền (non coding RNA). Các quá trình được minh chứng bằng các kỹ thuật phân tích phân tử ADN, ARN, các kỹ thuật phân tích methyl hóa quá mức/dưới mức tác động đến biểu hiện phiên mã, dịch mã của gen.
Công nghệ sinh học động vật: Các vấn đề của công nghệ sinh học động vật: kỹ thuật và công nghệ nuôi cấy tế bào động vật; Kỹ thuật tạo tế bào và động vật biến đổi gene; Tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học; Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Công nghệ tạo dòng vô tính động vật; Những thành tựu và tiềm năng ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe.
Sinh học khối u: Các vấn đề liên quan đến sự duy trì cấu trúc và phát triển của khối u. Các mô hình nghiên cứu khối u cũng như một số phương pháp tấn công khối u.
Seminar Tế bào gốc: sinh học tái tạo, khả năng ứng dụng tế bào gốc trong nghiên cứu, trong trị liệu tế bào và trong công tác tạo động vật chuyển gen thông qua tế bào gốc và clonning. Các thử nghiệm sinh học dựa trên tế bào gốc nhằm đánh giá khả năng, tiềm năng hoặc tác động của dược phẩm, hóa chất trong quá trình biệt hóa tế bào.
Bậc đào tạo Thạc sĩ
Công nghệ tế bào động vật: Cung cấp kiến thức cơ bản về những ứng dụng trong thực tiễn để tạo ra các sản phẩm mong muốn dựa trên công nghệ tế bào động vật, các nguyên lý của quá trình chuyển gene, những kỹ thuật sử dụng tế bào nuôi cấy, tế bào gốc để sàng lọc thuốc, thử nghiệm độc tính hóa chất, những ứng dụng tế bào gốc trong liệu pháp tế bào và y học tái tạo sẽ được giới thiệu và phân tích những ưu nhược điểm trong lịch sử và trong giai đoạn hiện nay.
Chu trình tế bào: Các cơ chế điều khiển sự phân chia tế bào, các phân tử và cơ chế của hệ thống điều hòa chu trình tế bào, điều khiển chu trình tế bào trong sự phát triển cơ thể và những rối loạn chu trình tế bào gây nên các bệnh lý đặc biệt là ung thư.
Bậc đào tạo Tiến sĩ
Ung thư học thực nghiệm (Experimental oncology): Các kiến thức thực hành để người học có thể áp dụng trong các nghiên cứu của mình về ung thư trên cơ thể động vật, sự phát triển thuốc chống ung thư, những phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư hiện nay, các ưu khuyết điểm và sự phối hợp trong các phương pháp điều trị.
Mô học chức năng (Functional Histology): Cấu trúc mô học liên quan đến các chức năng sinh lý, cung cấp kiến thức về quá trình tác động tương hỗ giữa các mô, cơ quan trong cơ thể, những kiến thức để giải thích các bệnh lý về chức năng từ những biến đổi hoặc rối loạn trong cấu trúc của các mô, cơ quan.
Di truyền tế bào (Cytogenetics): Giới thiệu một cách có hệ thống về hiện tượng di truyền diễn ra ở cấp độ tổ chức tế bào như: Cơ sở phân tử của di truyền tế bào, tổ chức và hoạt động của nhiễm sắc thể, gen và hệ gen.
Sinh học phân tử và tế bào của ung thư (Molecular and CellularBiology of Cancer): Cản chất và sự phát sinh ung thư trong cơ thể ở các cấp độ phân tử, tế bào và di truyền; các đặc điểm đặc trưng của tế bào ung thư và sự khác biệt của chúng so với tế bào thường. Cơ chế di căn của ung thư, nghiên cứu và điều trị ung thư, sự điều khiển các con đường truyền tín hiệu; sự bắt đầu chu trình tế bào và tiến trình của chu trình tế bào; sự trao đổi chất trong tế bào và quá trình chết theo chương trình.
Truyền tin tế bào (Cell Signaling): Những kiến thức liên quan đến các cách thức truyền tin giữa các tế bào, các phân tử truyền tin sơ cấp, thứ cấp; các loại thụ thể bề mặt tế bào và cơ chế truyền tín hiệu từ ngoại bào vào nội bào qua các thụ thể đó; cơ chế truyền tín hiệu trong nội bào và đáp ứng của nhân, trong đó chú trọng các hoạt động của nhân tố sao mã, các thụ thể nhân và hormon steroit, nhân tố ức chế ung thư và cơ chế điều hoà chu trình tế bào.
Di truyền ngoại gen (Epigenetics): Môn học đưa ra những kiến thức chuyên sâu về cấu trúc genome, tính phức tạp của genome, các biến đổi trên phân tử ADN và histone hình thành nên mã di truyền ngoại gen, điều biến cấu trúc của các vùng dị nhiễm sắc, nhiễm sắc thực, qui định liều xuất gen, tham gia kiểm soát hoạt động của các gen. Các cơ chế di truyền ngoại gen điều khiển sự ảnh hưởng di truyền và sự biệt hóa tế bào.
Calling for undergraduate thesis
Researches and experiments for students doing undergraduate thesis in 4 laboratories in the Department of Cell biology in 2021-2022 are available as follow: Experimental Oncology lab, for 3-4... More